Tuân thủ cấu trúc 3 bước
Một cấu trúc trình bày được chuẩn bị tốt là yếu tố quyết định sự thành công của 1 buổi giới thiệu sản phẩm. Hãy lên kế hoạch phần trình bày của bạn để nó có 3 phần rõ ràng như sau:
1. Mở đầu: Giới thiệu ngắn gọn về bản thân và công ty của bạn để tạo ra phần nền cho buổi giới thiệu sản phẩm. Hãy đưa ra cái nhìn tổng quan về buổi ra mắt sản phẩm đó .
2. Phần chính: lời khuyên thông thường là hãy bắt đầu bằng phần quan trọng nhất trong buổi giới thiệu sản phẩm của bạn. Thay vì dần dần hé lộ vấn đề trọng tâm thì hãy đề cập đến nó ngay từ đầu. Đây chính là yếu tố “ấn tượng” giúp thu hút người nghe ngay từ đầu.
Sau đó hãy chuyển sang trình bày từng bước về sản phẩm. Hãy giúp khán giả theo dõi một cách dễ dàng bằng việc mô tả từng bước trước rồi mới tiến hành làm bước đó. Hãy cho khán giả thấy rằng sản phẩm bạn đang giới thiệu phù hợp với nhu cầu hay giúp giải quyết các vấn đề của họ như thế nào. Điều gì khiến cho sản phẩm này trở nên đặc biệt? Hãy luyện tập từng bước một cho tới khi bạn có thể làm thật thuần thục vì mục tiêu của bạn là cho khán giả thấy rằng các bước sử dụng sản phẩm sẽ thật nhanh chóng và đơn giản.
3. Kết thúc: Đây là thời điểm để nhắc lại ngắn gọn những điểm nổi bật trong sản phẩm của bạn. Hãy kết thúc bài nói bằng một lời kêu gọi hành động (hay hướng dẫn), ví dụ như làm thế nào để đặt hàng hoặc tải về sản phẩm, khách hàng có thể tìm thêm thông tin ở đâu hay làm thế nào để có thể trao đổi thêm với người bán.
Hãy bắt đầu thật nhanh
Bạn sẽ chỉ có một khoảng thời gian ngắn để thu hút và duy trì được sự chú ý của người nghe. Vậy nên, hãy bắt đầu vào phần chính càng nhanh càng tốt. Điều này cũng có nghĩa là bạn nên nói thật ngắn gọn trong phần mở đầu trước khi vào phần trọng tâm của buổi giới thiệu.
Chú trọng việc trình bày slides
Nếu bạn sử dụng slide cho phần mở đầu và phần kết thúc của buổi giới thiệu sản phẩm, bạn nên sử dụng các phương pháp cập nhật để có thiết kế slide đẹp. Điều tệ nhất có thể xảy ra là khán giả chỉ chú ý đến slide mà không nghe bạn nói, thế nên, hãy bỏ những kí hiệu gạch đầu dòng hay những slide đầy chữ khiến khán giả phải đọc quá nhiều. Thay vào đó, hãy cho những hình ảnh có thể hỗ trợ các thông điệp và ý nghĩa mà bạn muốn truyền tải.
Hãy đặt ra câu hỏi: Liệu slide thuyết trình có vượt quá bài kiểm tra glance? Nghĩa là, liệu khán giả có thể nhìn slide và hiểu thông điệp trong khi nghe bạn trình bày? Thông thường mọi người thích nhìn hơn nghe, vì thế đừng bắt khán giả phải chọn giữa việc nghe bạn nói và đọc những gì được trình bày trên slide. Nếu phải làm cả hai việc một lúc, người nghe sẽ cảm thấy xao nhãng và không hứng thú. Do vậy, nếu cần trình bày bằng chữ, hãy giới hạn mỗi slide chỉ có khoảng một câu.
Thử thăm dò ý kiến khán giả trước buổi giới thiệu sản phẩm
Hãy tìm hiểu xem khách hàng tiềm năng của bạn mong muốn những gì ở buổi giới thiệu sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn tránh mắc phải sai lầm ngay từ đầu và tập trung trình bày những gì mà khách hàng đang tìm kiếm. Nếu bạn chưa thể nói chuyện với khách hàng trước ngày ra mắt sản phẩm, hãy làm một số nghiên cứu để hiểu rõ nhu cầu và mục tiêu của khách hàng là gì. Hãy xây dựng buổi giới thiệu sản phẩm dựa trên nhu cầu của khách hàng chứ không chỉ là về những đặc điểm hấp dẫn của sản phẩm. Đây chính là điều tạo nên sự khác biệt giữa một buổi giới thiệu sản phẩm thông thường và suất sắc.
Tập trung vào những gì cần thiết
Bạn cần tránh việc trình bày mọi đặc điểm của sản phẩm. Nếu không trình bày sản phẩm cho một nhóm các kỹ sư phần mềm thì có lẽ bạn không cần phải nói quá chi tiết về các đặc điểm kĩ thuật mà chỉ cần nêu lên bộ mã của sản phẩm thôi là đẫ đủ rồi. Hãy luôn nhớ rằng bạn đang trình bày về một giải pháp cho các khách hàng tiềm năng chứ không phải là trình bày về một sản phẩm bạn muốn bán. Vì thế, bạn không cần phải đề cập đến những đặc điểm không có giá trị với khách hàng tiềm năng, mà hãy chỉ nói đến những tính năng có liên quan và trực tiếp đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
Nhưng việc nhai đi nhai lại tất cả các tính năng liên quan cũng không phải là thực sự cần thiết. Tập trung vào quá nhiều tính năng, kể cả khi chúng đều liên quan đến nhu cầu của khách hàng sẽ mất rất nhiều thời gian và sẽ khiến bài phát biểu của bạn trở nên nhàm chán. Hậu quả là người nghe sẽ không nhận ra được thông điệp bạn muốn nói. Điều này là cực kì quan trọng, nhất là khi bạn là một kỹ thuật viên đồng thời là người bán hàng được giao nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm mới. Hãy nhớ đây là một buổi buổi ra mắt sản phẩm chứ không phải là một buổi đào tạo về sản phẩm.
Thông thường, khách hàng khi xem buổi giới thiệu sản phẩm sẽ đặt ra 3 câu hỏi:
Liệu sản phẩm này có giả quyết được vấn đề hay nhu cầu hiện tại của tôi hay không?
Sản phẩm này có các tính năng tôi cần hay không?
Sản phẩm này có đáng tin cậy không?
Đừng để thời gian chết
Hãy kết hợp việc nói và trình bày sản phẩm trong buổi giới thiệu của bạn. Điều này có nghĩa là đừng để thời gian chết khi bạn đang tiến hành chạy thử một tính năng. Nếu quá trình chạy thử mất khoảng 60 giây, hãy tiếp tục đưa ra những nhận xét, đánh giá phù hợp trong khoảng thời gian đó. Để làm được điều này, bạn cần phải có thời gian chuẩn bị rất kĩ lưỡng, nhưng nó là hoàn toàn cần thiết và rất có lợi. Bởi vì để thời gian chết trong lúc chạy thử sản phẩm sẽ khiến gián giả bị xao nhãng. Tương tự như vậy, khi có vấn đề xảy ra trong buổi giới thiệu, hãy cứ tiếp tục nói khi bạn đang tìm cách khắc phục sự cố.
Thể hiện sự nhiệt huyết
Khi trình bày một buổi giới thiệu sản phẩm, bạn thường có xu hướng quá tập trung vào công nghệ hay các chi tiết của sản phẩm mà quên đi việc thể hiện sựu nhiệt huyết đối với thông điệp truyền tải hay sản phẩm. Rất nhiều nhà đầu tư thiên thần và các nhà đầu tư mạo hiểm xem lòng nhiệt huyết là yếu tố quan trọng với quyết định đầu tư của họ. Vì thế đừng chỉ dựa vào kiến thức chuyên môn hay kinh nghiệm của mình. Nếu không cho người xem thấy được niềm đam mê của bạn trong buổi giới thiệu sản phẩm thì bạn sẽ mất đi nguồn đầu tư của mình. Điều này cũng có thể được áp dụng tương tự khi bạn giới thiệu sản thiệu với khách hàng tiềm năng.
Niềm đam mê có thể được thể hiển trong sự nhiệt tình và khâu chuẩn bị kĩ lưỡng của bạn. Bạn có thể thể hiện niềm đam mê chân thành bằng cách khuấy động năng lượng bản thân và mang đến một buổi giới thiệu sản phẩm sinh động hơn. Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm gương mặt đa dạng hơn, niềm đam mê có thể được thể hiện bằng cách sử dụng ngôn ngữ linh động và mạnh mẽ: Sử dụng các từ như "phi thường", "không thể tin được", "thực sự tuyệt vời", "hoàn thành", "một giấc mơ" "không thể thiếu", "vô cùng giá trị", "vượt bậc", "nổi trội" hay "thiết kế dành cho ngày hôm nay".
Chuẩn bị cho mọi tình huống xấu nhất
Ngay cả những hãng khổng lồ như Apple cũng có thể gặp phải các vấn đề kỹ thuật trong một buổi ra mắt sản phẩm. Hãy nhớ không được im lặng hay hoảng loạn trong những tình huống như thế. Khi có sự cố xảy ra, hãy cứ tiếp tục buổi giới thiệu với những lời trò chuyện phù hợp trong khi tìm cách giải quyết sự cố..
Nhưng hơn cả, hãy xây dựng các kế hoạch dự phòng cho mọi tình huống xấu có thể xảy ra. Ví dụ, hãy chuẩn bị một máy tính, máy chiếu, cáp video, ổ cắm, dây điện, dây nối, ổ đĩa dự phòng và bất cứ thứ gì bạn có thể cần cho buổi buổi giới thiệu sản phẩm. Đồng thời, hãy chuẩn bị các bản sao cho phần trình bày của mình. Hãy làm việc với những người phụ trách hệ thống mạng hoặc các chuyên gia kỹ thuật khác để giúp bạn thiết lập một kết nối mạng riêng ảo (VNP) trong trường hợp mạng không dây không hoạt động. Bạn cũng cần tạo một danh sách những tình huống xấu nhất và tạo ra một kế hoạch để giải quyết mỗi vấn đề khi chúng xảy ra.
Bạn cũng có thể giảm bớt sự lo lắng bằng cách quay sẵn buổi giới thiệu sản phẩm của mình trong văn phòng của mình - nơi có điều kiện an toàn và một môi trường bạn có thể kiểm soát. Hãy luôn chuẩn bị clip đó sẵn sàng trong trường hợp bạn không thể trực tiếp trình bày một số tính năng nhất định của sản phẩm. Hơn thế, bạn có thể chụp ảnh màn hình clip đó như một bản sao dự phòng. Tuy nó không đạt hiệu quả như khi bạn trực tiếp trình bày, nhưng thế còn tốt hơn là khi cả buổi buổi giới thiệu sản phẩm thất bại. Trong trường hợp tệ nhất, bạn có thể sử dụng bảng trắng để vẽ các biểu đồ. Hãy tập vẽ các sơ đồ này trước khi sự kiện diễn ra và bạn sẽ thấy biết ơn cho sự chuẩn bị này.
Khi có sự cố xảy ra trong buổi buổi giới thiệu sản phẩm, đừng vội đầu hàng. Hãy giữ bình tĩnh và thông báo rằng bạn sẽ tiến hành một kế hoạch dự phòng khác và buổi buổi giới thiệu sản phẩm sẽ được tiếp tục. Hầu hết mọi người sẽ đánh giá cao sự chuẩn bị này của bạn.
Việc đào tạo chính bản thân và nhân viên để tạo ra một buổi giới thiệu sản phẩm xuất sắc sẽ mang lại những giá trị to lớn cho công ty của bạn. Những buổi giới thiệu sản phẩm thành công có thể là công cụ bán hàng đắc lực giúp bạn thu hút những khách hàng tiềm năng và bắt đầu kết nối với họ. Hơn thế, những buổi giới thiệu sản phẩm được thực hiện tốt sẽ là một trong những cách thức hiệu quả nhất để cho khách hàng thấy sản phẩm của bạn hoạt động như thế nào. Rõ ràng là, khả năng trình bày những buổi giới thiệu sản phẩm hấp dẫn chính là một kỹ năng cần thiết nếu bạn muốn doanh nghiệp mình trở nên nổi bật trong đám đông.